TQVN có xem qua khá nhiều trang web hướng dẫn cách đưa blog(cụ thể là trang blogspot.com) của bạn vào google sitemap thông qua feed (atom.xml hoặc rss.xml). Mặc dù các hướng dẫn đó rất chi tiết và sinh động, nhưng chưa thể gọi là đầy đủ, vì nó không đề cập đến 2 vấn đề (rất quan trọng) trong cách đưa blog vào google sitemap thông qua feed:
- Feed Redirection (bạn nào dùng feedburner chắc chắn sẽ bị báo lỗi khi index blog của mình)
- Số post tối đa mà google đánh chỉ mục(index) dựa vào feed được mặc định chỉ là 25 post. Có nghĩa là sitemap trang blog của bạn chỉ bao gồm 25 entries mới nhất(tại thời điểm google index blog của bạn). Vậy thì những entries còn lại của bạn thì sao? Tất nhiên chúng chẳng được index bởi google sitemap!
Bài này sẽ hướng dẫn bạn cách add blog của bạn vào google sitemaps và khắc phục 2 vấn đề trên.
1/Google Sitemaps là gì?
Google Sitemaps là một tiện ích trong webmaster tool được phát triển bởi Google với mục đích cung cấp một cách thức đơn giản cho người dùng có thể mô tả cấu trúc website của mình nhằm tối ưu hóa Google search, giúp cho các spiders của Google dễ dàng hơn trong việc đọc thông tin và đánh chỉ mục cho website của bạn. Việc này sẽ giúp cho web của bạn có khả năng xuất hiện cao hơn trong các kết quả được trả về từ các kết quả tìm kiếm của Google. Nghĩa là bạn sẽ có nhiều visitors hơn đến thăm website của mình.
2/Add blog của bạn vào Google sitemaps
- Đăng nhập vào google sitemaps: Nhấn vào đây
Nếu chưa có google account thì bạn cần phải đăng ký 1 account với google
-Sau khi đăng nhập vào Dashboard, nhập URL blog mà bạn muốn add vào google sitemaps(1), sau đó nhấn "Add Site"(2)
-Nhấn Verify để xác nhận đó là blog của bạn(3)
-Tại mục "Choose verification method" chọn "Add a meta tag"(3a), sau đó copy đoạn code mà google cung cấp(3b)
-Login vào Blogger bằng 1 khung cửa sổ mới( Đừng tắt khung cửa sổ đang làm việc nhé, vì lát nữa bạn còn phải nhấn nút "Verify"). Chọn thẻ "Template"--->"Edit HTML" và paste đoan code mà google cung cấp vào ngay dưới thẻ head. (Xem hình bên dưới)
Nhấn Save Tamplate để lưu lại.
-Quay trở lại Google sitemaps, nhấn "Verify" để hoàn tất công việc còn dang dỡ. Bạn đã hoàn tất thủ tục xác nhận chủ sở hữu blog mà bạn đăng ký.
-Trở lại Dashboard của google sitemaps. Nhấn "Add" để add sitemap cho blog của bạn(4). Ở Khung "Choose Type" bạn chon "Add General Sitemap"(5)
Paste đoạn code atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=100 vào khung phía dưới(6). Nghĩa là URL sitemaps của bạn là: http://yourblogurl.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=100
Nhấn Add General Web Sitemap để hoàn tất. Xong, bạn đã hoàn tất thủ tục để google đánh chỉ mục(index) các entry cho blog của bạn rồi đó.
(Note: bạn có thể thay
atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=100
bằng
rss.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=100
Cả hai cái đều có tác dụng như nhau)
Note:
Hầu hết các bạn khi add sitemap cho blog của mình đều chỉ thêm vào atom.xml hoặc rss.xml tại bước 6(http://yourblogurl.blogspot.com/atom.xml hoặc http://yourblogurl.blogspot.com/rss.xml) Điều này sẽ dẫn đến 2 hệ quả
1. Google gặp khó khăn trong việc index blog của bạn nếu bạn dùng feed redirection (các bạn dùng feedburner hay gặp lỗi khi index bog của mình vì URL của các entry bị chuyển hướng sang feedburner) --->Thêm vào ?redirect=false phía sau atom.xml sẽ ngăn việc feed của bạn bị chuyển hướng khi google index các entry trong blog của bạn.
2. Số entry tối đa mà google mặc định cho feed chỉ là 25 post mới nhất. Như vậy Google chỉ lưu lại 25 entries mới nhất của bạn trong sitemap của nó---> Bạn cần phải thay đổi mặc định này bằng đoạn code &start-index=1&max-results=100 . Đoạn code này báo cho google biết nó cần index blog của bạn với 100 posts mới nhất. Nếu blog của bạn nhiều hơn 100 posts? Bạn cần phải add thêm 1 sitemap với đoạn code:
atom.xml?redirect=false&start-index=101&max-results=100
Bạn để ý số 101 nhé, nó báo cho google biết là cần index 100 entries trong blog của bạn, bắt đầu từ entry số 101. Nếu bạn có nhiều hơn 200 post thì bạn lại phải add thêm 1 sitemap nữa:
atom.xml?redirect=false&start-index=201&max-results=100
Cứ tiếp tục như thế. Ví du TQVN hiện tại có tất cả 750 posts, Các URL sitemap lần lượt của mình là
thuquanvietnam.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=100
thuquanvietnam.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=101&max-results=100
thuquanvietnam.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=201&max-results=100
thuquanvietnam.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=301&max-results=100
thuquanvietnam.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=401&max-results=100
thuquanvietnam.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=501&max-results=100
thuquanvietnam.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=601&max-results=100
http://thuquanvietnam.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=701&max-results=100
Chúc các bạn thành công.
Have a good day!
nguồn: thuquanvietnam.blogspot.com
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2007
Lỗi hay mắc phải khi add blog vào Google sitemap.
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Người đăng: NNH vào lúc 00:16 3 nhận xét
Nhãn: Google, seo, Thu thuat Blog
Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2007
Recent Post và Recent Comments
Blogspot cho đến hiện tại đã hỗ trợ rất nhiều dạng widget, ngoài các widget chính như Label, Archive, About, còn có các widget phụ rất hữu ích khác như LinkList, Video, About...(xem thêm tại đây). Tuy nhiên vẫn chưa thấy hỗ trợ 2 widget cũng không kém quan trọng đó là Recent Post và Recent Comments.
Thực ra thì việc tạo hai widget này giống nhau cả, có nhiều cách tạo nhưng nguyên tắc chung vẫn là lấy feed. Feed của bài viết có dạng http://yourblog.blogspot.com/feeds/posts/default còn của comment là http://yourblog.blogspot.com/feeds/comments/default?alt=rss, chỗ màu đỏ là địa chỉ blog của bạn. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn sơ cách tạo Recent Post. Đối với Recent Comment bạn làm tương tự.
- Tạo một widget dạng HTML/Javascript với tiêu đề là (có thể khác) Recent Post
- Bằng cách sử dụng link feed của bài viết (có dạng) đã nêu ở trên, chuyển nó thành mã javascript. Cách chuyển có thể xem tại đây: Feed2Js
- Copy và Paste toàn bộ đoạn mã nhận được vào nội dung của widget. Thế là xong xuôi rồi đấy.
*** Nếu bạn muốn trang trí widget của mình trang trọng một chút, ví dụ như làm khung cho widget, thì làm khác trên một chút. Tạo widget không có tiêu đề và đặt đoạn mã feed2js vào giữa đoạn code tạo khung. Code tạo khung có thể tham khảo ở đây: Xem Code 4
Recent Post Widget sau khi trang trí như trên sẽ có dạng như sau:
Recent Posts
nguồn: vietwebguide.blogspot.com
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Người đăng: NNH vào lúc 15:13 0 nhận xét
Nhãn: HackBlog, Hoc tap, Thu thuat Blog
Học tiếng Anh với Google
Bài viết dưới đây tham khảo từ Trung tâm ngôn ngữ thuộc Đại học Stanford viết về cách sử dụng Google để nâng cao khả năng viết tiếng Anh.
Tự biên tập khi học viết: Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!
Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)
Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:
1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”?
2- “I discuss” hay “I will discuss”?
3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory”
Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!
“in first part” – 52.000
“in a first part” – 114.000
“in the first part” – 1.210.000
Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.
Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.
Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?
“I discuss” – 1.240.000
“I will discuss” – 1.060.000
Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:
“In the first part I discuss” – 3.530
“In the first part I will discuss” – 6.090
Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.
Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?
“the Einstein’s theory” – 1.960
“Einstein’s theory” – 475.000
Dựa vào sự chênh lệch qúa lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự
Lý giải kết qủa tìm được:
Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.
Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết qủa liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “ I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.
Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)
“I said I be happy” – 2
“I said I am happy” – 516
Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.
Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị. Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:
“equipment” – 542.000.000
“equipments” – 14.000.000
14.000.000 kết qủa cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!
Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.
Và để kết thúc bài viết này, tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống. Chúc các bạn thành công trong qúa trình học tiếng Anh của mình.Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Người đăng: NNH vào lúc 08:38 1 nhận xét
Nhãn: Google, Hoc tap, Learning English, Thu thuat tin hoc
Thứ Hai, 19 tháng 11, 2007
Sử dụng kỹ thuật mở rộng bài đăng theo kiểu hiển thị Peekaboo
Như bạn thấy, mỗi bài đăng trên blog này chỉ hiển thị phần đầu và mỗi khi bạn bấm trên Đọc tiếp... thì bài viết mới hiện ra đầy đủ, không phải tải lại, giúp blog nhanh hơn. Kỹ thuật này được phát triển bởi Ramani, khác với cách chèn đọc thêm (bài đăng phải tải lại một lần nữa) mà tôi có dịp giới thiệu trước đây. Để sử dụng kỹ thuật này trên blog, hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào Blogger và chọn thẻ Template để sao lưu template của bạn.
Bước 2: Tại Edit HTML (Chỉnh sửa HTML) bạn kéo thanh trượt tìm tìm thẻ </head> (có thể nhấn đồng thời hai phím Ctrl + F để tìm) sau đó chép toàn bộ đoạn code dưới đây, dán phía trên thẻ này và lưu lại.
<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'>
<script type="text/javascript">
var fade = false;
function showFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
for (var i = 0; i < spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
if (fade) {
spans[i].style.background = peekaboo_bgcolor;
Effect.Appear(spans[i]);
} else spans[i].style.display = 'inline';
}
if (spans[i].id == "showlink")
spans[i].style.display = 'none';
if (spans[i].id == "hidelink")
spans[i].style.display = 'inline';
}
}
function hideFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
for (var i = 0; i < spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
if (fade) {
spans[i].style.background = peekaboo_bgcolor;
Effect.Fade(spans[i]);
} else spans[i].style.display = 'none';
}
if (spans[i].id == "showlink")
spans[i].style.display = 'inline';
if (spans[i].id == "hidelink")
spans[i].style.display = 'none';
}
post.scrollIntoView(true);
}
function checkFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
var found = 0;
for (var i = 0; i < spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
spans[i].style.display = 'none';
found = 1;
}
if ((spans[i].id == "showlink") && (found == 0))
spans[i].style.display = 'none';
}
}
</script>
</b:if>
Bước 3: Bạn click chọn Expand Widget Templates sau đó tìm id='post' (có thể dùng Ctrl + F để tìm) có trên đoạn mã. Bây giờ hãy bổ sung các đoạn mã màu đỏ nằm đúng vị trí như dưới đây. Lưu ý: Một số template sẽ không có uncustomized-post-template nhưng bạn cũng không phải lo.
<b:includable id='post' var='post'>
<div class='post uncustomized-post-template' expr:id='"post-" + data:post.id'>
<a expr:name='data:post.id'/>
<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title'>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</h3>
</b:if>
<div class='post-header-line-1'/>
<div class='post-body'>
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
<p><data:post.body/></p>
<b:else/>
<style>#fullpost {display:none;}</style>
<p><data:post.body/></p>
<span id='showlink'>
<p><a href='javascript:void(0);' expr:onclick='"javascript:showFull(\"post-" + data:post.id + "\");"'>Đọc thêm ...</a></p>
</span>
<span id='hidelink' style='display:none'>
<p><a href='javascript:void(0);' expr:onclick='"javascript:hideFull(\"post-" + data:post.id + "\");"'>Tóm tắt ...</a></p>
</span>
<script type='text/javascript'>
checkFull("post-" + "<data:post.id/>");
</script>
</b:if>
<div style='clear: both;'/> <!-- clear for photos floats -->
</div>
Bạn có thể tùy biến Đọc thêm ... và Tóm tắt ... nằm trong đoạn mã trên theo ý thích của mình.
Bước 4: Thay đổi cách đăng bài. Bây giờ mỗi bài đăng của bạn phải thực hiện theo cấu trúc sau:
Phần đầu hay tóm tắt
<span id="fullpost">
Phần còn lại hay mở rộng
</span>
Bạn có thể tham khảo thêm nội dung Sử dụng kỹ thuật mở rộng bài viết của Template ba cột mà trước đây tôi có dịp giới thiệu để biết cách dùng chi tiết hơn.
Cập nhật thêm (Bước 3):
Để thao tác đơn giản hơn, thay vì bổ sung các đoạn mã màu đỏ như bước 3 ở trên bạn hãy
copy hết tất cả mã nằm trong khung đó và thay thế đoạn mã nằm trong khung dưới đây có trong Edit HTML (Nhớ check Expand Widget Templates ở trên khung quản lý đoạn mã trước):
<b:includable id='post' var='post'>
<div class='post hentry uncustomized-post-template'>
<a expr:name='data:post.id'/>
<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title entry-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>
<div class='post-header-line-1'/>
<div class='post-body entry-content'>
<p><data:post.body/></p>
<div style='clear: both;'/> <!-- clear for photos floats -->
</div>
Chúc thành công!
nguồn: thuthuatblog.com
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Người đăng: NNH vào lúc 18:22 0 nhận xét
Nhãn: Google, HackBlog, Thu thuat Blog, Thu thuat tin hoc
Sao lưu và phục hồi template
BACKUP
Lưu lại bản sao tất cả những gì có trong Edit HTML rất quan trọng, bởi vì bạn có thể thao tác sai, làm hỏng template trong khi chỉnh sửa, quay lại template trước đó trường hợp không muốn dùng thay đổi… và quan trọng hơn không phải mất công làm lại từ đầu. Backup trước khi thay đổi không thừa!
Việc này bạn có thể làm rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Vào Template | Edit HTML, bạn click Download Full Template. xem hình.
RESTORE
Để phục hồi lại Template, hay bạn có một template từ đâu đó muốn sử dụng thì có thể thực hiện như sau: Click Browse -> chọn file template lưu trên ổ cứng (file có phần mở rộng .xml) và nhấn Restore.
KHẮC PHỤC LỖI
Nếu template mà bạn sử dụng hiện tại có một hoặc nhiều widget (HTML, LinkList, Blog Archive,…) sẳn thì bạn có thể gặp lỗi. Để khắc phục lỗi, có hai cách đáng lưu ý:
Cách một: Remove tất cả widget đã đưa vào. Nếu là những widget HTML/JavaScript bạn có thể chép code lưu tạm trên Notepad, nếu là các wigdet khác bạn đành chấp nhận xóa đi và làm lại.
Cách hai: Không cần xóa các widget đã đưa vào, lỗi xuất hiện xảy ra thông báo trùng ID. Chẳng hạn có 2 widget: HTML1, bạn chỉ việc tìm cả hai widget này sửa một trong hai widget HTML1 thành HTML2 hay một số nào đó không trùng với số widget có trên Layout (đếm trên đó để biết), click Save Templates để lưu lại, nếu tiếp tục bị lỗi này bạn cứ đổi ID cho đến khi nào không còn lỗi nữa, tương tự cho các widget khác.
Trong cả hai cách, bạn có thể gặp trường hợp thông báo xóa một hoặc nhiều widget, cứ click CONFIRM & SAVE (đồng ý và lưu lại) bạn sẽ hoàn tất, muốn chèn vào thì hãy làm sau đó. Ví dụ trên hình dưới đây: Lỗi yêu cầu xóa Blog Archive.
Cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng trước khi thực hiện thay đổi trên Edit HTML bạn phải backup đề phòng.
nguồn: thuthuatblog.com
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Người đăng: NNH vào lúc 18:11 0 nhận xét
Nhãn: Sao luu, Thu thuat Blog, Thu thuat tin hoc
Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2007
Chèn “Đọc thêm” cho bài đăng của blog
Như bạn thấy mỗi bài đăng trên blog của tôi đều có phần “Đọc thêm” và click
vào phần này thì bài viết đầy đủ mới hiển thị ra. Nội dung phía trên tóm tắt bài
viết. Sử dụng thủ thuật này giúp blog bạn chuyên nghiệp và trông giống một
website hơn.
BƯỚC 1: SAO LƯU TEMPLATE VÀ CHÈN CSS
Sau khi đăng nhập vào blogger.com, click trên Template (Mẫu) -> Edit HTML (Chỉnh
sửa HTML) thực hiện sao lưu template vào máy tính của bạn.
Sao lưu xong, kéo thanh trượt tìm tag </head> (Có thể bấm Ctrl + F để tìm) và
chèn vào phía trên nó đoạn mã dưới và lưu lại.
<style> <b:if cond='data:blog.pageType == "item"'> span.fullpost {display:inline;} <b:else/> span.fullpost {display:none;} </b:if> </style> |
BƯỚC 2: CHÈN LIÊN KẾT “ĐỌC THÊM”
Tiếp tục hãy click Expand Widgets Template và kéo thanh trượt để tìm tag
<data:post.body/> |
(Có thể bấm đồng thời Ctrl + F để tìm). Sau đó chèn đoạn mã này phía dưới nó.
<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'> <a expr:href='data:post.url'>Đọc thêm!</a> </b:if> |
BƯỚC 3: TÙY BIẾN “ĐỌC THÊM”
Nếu bạn dùng đoạn mã trên, khi click vào “Đọc thêm!” bài đăng này sẽ được load
về trình duyệt và thay thế trang trước đó. Bạn muốn bài đăng được mở ở một cửa
sổ mới hãy chèn đoạn mã này.
<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'> <a expr:href='data:post.url' target='_blank'>Đọc thêm!</a> </b:if> |
Trường hợp bạn muốn chữ “Đọc thêm” lớn hơn hay nhỏ hơn so với các chữ khác của
bài hãy chèn đoạn mã dưới. Thay đổi phần trăm để được nhỏ hơn.
<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'> <span ><a expr:href='data:post.url' target='_blank'>Đọc thêm!</a></span> </b:if> |
Trường hợp bạn muốn chữ “Đọc thêm” in đậm
hãy chèn đoạn mã dưới.
<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'> <span style="font-weight:bold;"><a expr:href='data:post.url' target='_blank'>Đọc thêm!</a></span> </b:if> |
Trường hợp bạn muốn chữ “Đọc thêm” có màu hãy chèn đoạn mã dưới (ví dụ ở đây là màu đỏ, bạn có thể lấy màu khác: Từ cửa sổ đăng bài Compose, gõ vài ký tự và chọn màu, click Edit Html để lấy mã, chữ có màu sẽ nằm giữa <span>…</span>).
<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'> <span style="color: rgb(255, 0, 0);"><a expr:href='data:post.url' target='_blank'>Đọc thêm!</a></span> </b:if> |
Bạn có thể sử dụng kết hợp cả ba.
BƯỚC 4: THAY ĐỔI CÁCH ĐĂNG BÀI
Ở cửa sổ đăng bài, thay vì chọn Compose, hãy chọn Edit Html và cấu trúc bài đăng
của bạn như bên dưới.
Phần tóm tắt hay đầu bài đăng <span class="fullpost"> Phần còn lại </span> |
Xem hình:
Bài đăng phải nằm trong cấu trúc này. Nếu bạn cảm thấy khó nhớ đoạn code thì hãy
vào Settings (Cài đặt) -> Formatting (Định dạng), kéo thanh trượt và tìm Post
Template (Mẫu đăng bài), dán đoạn mã vào box kế bên và click Save Settings (Lưu
cài đặt) để lưu lại. Mỗi lần đăng bài, đoạn mã này được chèn trước và bạn chỉ
việc làm các thao tác để đăng bài.
Chúc thành công.
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2007
Biến Google Desktop Search thành... LAN Search - Phần 2
Xem Phần 1
Cấu hình DNKA
Khi cài đặt DNKA đã tự động tích hợp với GDS, do đó bạn không phải cấu hình gì nhiều, cái cần thiết nhất là cấp quyền truy cập nơi mà GDS lập chỉ mục.
Đầu tiên bạn bật GDS lên, nhấn vào mục Server Options, ta thấy màn hình thông báo tình trạng hoạt động của DNKA như sau:
Ngăn cấm truy cập từ máy bất kỳ theo IP/Hostname
Bạn nhấn vào mục Hosts, ở đây liệt kê danh sách các máy/IP có thể truy cập vào GDS trên DNKA.
Để thêm một máy/IP vào danh sách, nhập tên máy hoặc IP vào ô bên dưới và nhấn nút Allow, DNKA sẽ thêm máy vừa nhập vào danh sách được phép truy cập. Nếu bạn nhập IP, DNKA sẽ tự động tìm ra tên máy, và ngược lại. Để thêm một giải ip hay lớp mạng, bạn nhập IP đầu tiên và cuối cùng trong dãy, ví dụ 192.168.0.1-192.168.0.10, hoặc có thể sử dụng dấu * để đại diện cho IP hoặc tên máy, ví dụ để cho phép các máy có tên bắt đầu là PC, bạn nhập PC*. Nếu bạn chỉ nhập dấu * thì có nghĩa là tất cả các máy đều có thể truy cập được GDS.
Cấp quyền truy cập nặc danh
Nhấn vào mục Users, nếu bạn muốn mọi người dùng đều có thể truy cập được, nhấn nút Enable Anonymous Acess, ngược lại nhấn Disable Anonymous Acess.
Đổi port của GDS & cấm liệt kê nội dung thư mục (Directory Browsing)
Nhấn mục Misc Options đ Nhập port bạn muốn đổi vào ô Server port number và nhấn nút Change. Đánh dấu chọn Allow Directory Browsing để cho phép người dùng liệt kê nội dung thư mục thông qua GDS, ngược lại bỏ dấu chọn.
Đổi mật khẩu Admin
Nhấn vào mục Misc Options đ Change Admin password, nhập vào mật khẩu cũ và mật khẩu mới. Mặc định sau khi cài đặt password để rỗng.
Mọi việc coi như xong, bạn dùng một máy trong mạng, mở IE lên và nhập vào địa chỉ:
SERVER: tên server
PORT: port của GDS mà bạn đã cấu hình trong mục Misc Options (mặc định là 4664).
...Và bạn có thể bắt đầu việc tìm kiếm....
Theo PCWorld Vietnam
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Biến Google Desktop Search thành... LAN Search
Hiện nay, hễ nói đến dịch vụ tìm kiếm (search engine) là người ta nghĩ đến Google. Không những là là “bá chủ” trong lĩnh vực tìm kiếm online (trên mạng Internet), Google còn đưa sức mạnh tìm kiếm vào môi trường offline - Google Desktop.
Ví dụ công ty của bạn có một File Server để lưu dữ liệu tập trung phục vụ cho khoảng 20-30 nhân viên. Qua một thời gian hoạt động, số lượng file/folder trên server ngày càng nhiều (khoảng 2 triệu file .doc và .xls) làm cho việc tìm kiếm file lưu trên server tốn rất nhiều thời gian mặc dù được trang bị phần cứng khá mạnh. Trong tình huống này, Google Desktop có thể phát huy sức mạnh. Bài viết này sẽ giới thiệu cách cấu hình Google Desktop Search (GDS) để sử dụng cho môi trường mạng nội bộ (LAN).
Công cụ đầu tiên bạn cần tất nhiên phải là Google Desktop Search (http://desktop.google.com/), kế tiếp quan trọng hơn là công cụ để “hô biến” GDS thành GLS (Google LAN Search), đó là DNKA (http://www.dnka.com/).
Tính năng của DNKA
DNKA hoạt động như một Web Server (search engine), có các tính năng sau:
- Tìm kiếm file, email, ... trên một máy ở xa.
- Cấp quyền truy cập cho user thông qua IP hoặc Computer Name (mặc định DNKA chỉ cho phép truy cập từ máy cục bộ).
- Cho phép thay đổi Port của GDS Web server
- Chia sẻ file, thư mục.
- Ghi nhật ký truy cập.
- Cấu hình và quản trị thông qua web.
- Bảo vệ ngăn thay đổi cấu hình bằng password
- Tích hợp với GDS, hoạt động đồng thời với GDS
Cấu hình GDS
Mặc định GDS sẽ tạo chỉ mục tất tần tật mọi thứ như email, lịch, sổ tay, tập tin Word, Excel, PowerPoint, media, PDF, Text... và ngay cả nội dung file nén ZIP có trong ổ cứng của bạn. Việc này nghe có vẻ hay nhưng thực sự có rất nhiều thứ trên máy của bạn không cần phải lập chỉ mục. Hơn nữa nếu hoạt động trên môi trường LAN, các máy khác có thể truy cập được các file nhạy cảm của Windows thông qua GDS (vì nó lập chỉ mục không chừa một file nào cả). Do đó bạn phải cấu hình lại GDS để nó sẽ lập chỉ mục trên thư mục hoặc/và ổ đĩa bạn chỉ định mà thôi.
Ở đây chúng ta sẽ cấu hình để GDS không tìm trên các ổ đĩa cục bộ mà chỉ tìm trên các thư mục chia sẻ trên mạng LAN. Vào mục Desktop References, tìm mục Don’t Search These Items, chọn Add file or folder to exclude, bạn chọn những ổ đĩa mà bạn muốn GDS chừa ra. Sau đó đến mục Search These Locations, ở đây liệt kê nhưng nơi mà GDS sẽ lập chỉ mục, trước hết bạn cần chia sẻ những thư mục chứa dữ liệu trên server, sau đó “add” những thư mục mà bạn muốn GDS lập chỉ mục, ví dụ \\SERVER\DATA, \\SERVER\Public.
Ngoài ra bạn có thể chọn loại file mà GDS sẽ lập chỉ mục, bạn có thể chỉ chọn Word, Excel, PDF, ZIP, Text...
Sau đó nhấn Save References.
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Google bảo vệ bí mật danh tính cho người dùng
Đứng trước khối lượng dữ liệu về người dùng chất chồng như núi, gã khổng lồ tìm kiếm vừa dấn thêm bước nữa trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân cho các khách hàng của mình: Vô danh hóa mọi yêu cầu tìm kiếm.
Cụ thể, trong vòng 18-24 tháng nữa, Google sẽ thực hiện việc ẩn danh và xóa mờ các thông tin về thói quen lướt web của hàng chục triệu người dùng Internet. Trên lý thuyết, nếu căn cứ vào những thông tin này, người ta có thể lần ra được danh tính của người dùng.
Trong mô hình hoạt động của Google, hãng thu thập thông tin về từ khóa tìm kiếm, địa chỉ Internet và "cookies" để theo dõi thói quen lướt Web của khách hàng.
Những dữ liệu này được lưu trữ bên trong các trung tâm dữ liệu máy tính khổng lồ, phân bố rải rác ở nhiều địa điểm trên thế giới.
Trước đây, nhằm giúp cho việc tìm kiếm Web dễ dàng và tiện lợi, Google quyết định lưu lại thông tin về thói quen lướt web của từng người dùng cụ thể.
Nhờ đó, các kết quả tìm kiếm đưa ra có thể "gọt giũa" và chọn lọc cho phù hợp hơn với nhu cầu và sự quan tâm của người dùng. Tuy nhiên, theo chính sách mới, trừ phi có yêu cầu đặc biệt, dữ liệu sẽ được xóa sau một khoảng thời gian nhất định.
Theo kế hoạch, Google sẽ triển khai kế hoạch này ngay trong năm 2008 tới đây. "Với việc xóa dữ liệu người dùng trên máy chủ sau 18-24 tháng, chúng tôi sẽ đạt được sự cân bằng giữa 2 mục tiêu: tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo sự minh bạch và riêng tư cá nhân cho khách hàng", Google tuyên bố.
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2007
Google “làm tiền miễn phí” như thế nào?
Mọi người đều biết: Không một cỗ máy (tiện ích) nào cho lợi về công (mang lại sự thoải mái tuyệt đối). Mọi người cũng đều biết và thường xuyên sử dụng dịch vụ tìm kiếm miễn phí của Google với một câu hỏi thường trực nào đó. "Suy cho cùng, Google đã kiếm tiền từ chúng ta như thế nào'... Bài viết của các đồng nghiệp Nga hé mở bí quyết kinh doanh bạc tỷ USD của gã “khổng lồ tìm kiếm trên lnternet" này.
Thu nhập năm rồi của Google đã vượt mức 6 tỷ USD, còn kể từ khi “lên sàn", cổ phiếu của Google đã tăng hơn 4 lần. Gần như toàn bộ thu nhập đó đều dựa trên những dịch vụ miễn phí, trước hết là tìm kiếm trên mạng của Google. Lợi nhuận ròng quý IV/ 2005 của Google là 372,2 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ 2004. Nhưng, chỉ số này hình như còn nhỏ hơn con số các nhà phân tích dự báo.
Sinh thành ngôi sao
Google như những dự án ngôi sao khác, thoạt đầu không định hướng sinh thành vì tiền. Chỉ một điều sau đây đủ chứng tỏ điều đó: Vào thời bùng phát Internet, rất nhiều dự án nhận tiền tài trợ mà trong kế hoạch hành động không hề nói đến kế hoạch kinh doanh và cỗ máy tìm kiếm cũng đã có trước thời điểm ra đời Coogle những hai năm. Mục tiêu chính của những cha đẻ Google gồm Lary Page và
Năm 1998, khi Google ra mặt từ Đại học
Người ta nói, đầu tư cơ bản ban đầu của Coogle là 100.000 USD, các cựu sinh viên
"Lỗ đen"?
(Lỗ đen là một danh từ vật lý chỉ vật thể có khối lượng lớn đến mức hút" mọi vật vào mình và gia tăng khối lượng mà không hề “nhả " ra bất kể thứ gì kể cả ánh sáng). Năm 2003, Yahoo! mua cỗ máy tìm kiếm Inktomi, sau một năm cho ra đời cỗ máy tìm kiếm của riêng, từ chối hợp tác với Google. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Google chứng tỏ biết nhìn đủ xa và đã đưa ra những quyết định này là phần cơ bản của Google cần thiết. Thật tình, từ chối dịch vụ tìm kiếm của Google có hại cho Yahoo! vì mặc dù cơ sở dữ liệu của lnktomi lấy từ Portal này làm cơ sở chính cho tìm kiếm đủ lớn nhưng chất lượng tìm kiếm thì lại tồi hơn quá nhiều. Kết quả là, đa số người dùng bỏ Yahoo! chuyển sang Google.
Năm 2003 đáng kể với cả hai Công ty khi họ tiếp tục các hợp đồng mua Công ty khác. Yahoo mua Overture vốn thuộc về các cỗ máy tìm kiếm Altavista và Alltheweb, Google thì mua Công ty cạnh tranh Applied Semantics có những sản phẩm thương mại như Adwords và Adsence. Đúng lúc chính Overture trước đó đã nổi tiếng với cái tên GoTo là người sáng chế hệ thống Pay-per-click bây giờ là nơi mang lại nhiều thu nhập nhất cho Google. Sau đó, Google mua Công ty Pyra Labs, người đề xuất hệ thống trang tin cá nhân Blogger còn năm 2004. Google mua Picasa, trên cơ sở công nghệ của Picasa, Google thành lập dịch vụ cùng tên về lưu giữ và gia công hình ảnh.
Như vậy, “siêu sao mới” (danh từ gần vời lỗ đen trên khía cạnh vật thể vũ trụ rất nặng ký) bắt đầu biến thành “lỗ đen", nuốt sạch những Công ty không lớn đầy triển vọng và đưa ra những sản phẩm mới đầy sáng tạo. Vàk quá trình này vẫn chưa kết thúc. Tháng 3/2005, hợp đồng mua Urchin - công cụ để
Google trong năm 2005 chi
Cách làm ăn mới hay chỉ là "bong bóng xà phòng?"
Gần nửa tỷ USD để gia cố và nuốt chửng những Công ty nhỏ hơn và mọi nỗ lực chỉ để đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ phần lớn là miễn phí cho người dùng. Là gì vậy? Cách làm ăn mới của thời đại thông tin hay chi rlà “bong bóng xà phòng” khổng lồ, rỗng tuếch? Nếu trở lại vài năm về trước, có thể nhớ rằng kinh doanh trên Internet bắt đầu từ bán thông tin trực tuyến.
Sau đó, thông tin trở thành miễn phí còn các sites thì kiếm tiền băng quảng cáo, đặt các banner. Tuy nhiên, những dịch vụ cấp tiến hơn như tìm kiếm vẫn trên cơ sở thu tiền. Nếu nhìn Google từ mô hình kinh doanh này thì cách đi của Google có vẻ hợp với khuynh hướng. Những khoản tiền chính Google làm được qua quảng cáo khoảng 6 tỷ USD trong khi phần thu từ các nguồn khác như hợp tác tìm kiếm chỉ là 74 triệu USD.
Xét về cơ cấu thu nhập, Google là một trong những Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong danh mục các Công ty quảng cáo trực tuyến, Google chỉ xếp thứ 227. Thế nhưng, trên Internet, Google không có đối thủ ngang cơ. Những đối thủ cạnh tranh gần với Google nhất là Yahoo? và Microsoft thua Google cả về tăng trưởng lẫn ảnh hưởng bao trùm thị trường Internet. Chiến lược quảng cáo của Google dựa trên hai chương trình Adwords và Adsense. Chương trình thứ nhất trộn quảng cáo và kết quả tìm kiếm. Adsense thì mang lại thu nhập bổ sung cho những chủ nhân của các sites. Nguyên lý của chương trình hoàn toàn không mới, những nhà phát triển banner trên mạng đã từng làm thế nhưng trong trường hợp này, câu chuyện chỉ về các kết quả tìm kiếm văn bản. Một mặt văn bản không mấy ảnh hưởng đến tốc độ tìm kiếm, mặt khác nguồn thông tin khác biệt ở chỗ trùng hợp chính xác với nhu cầu tìm kiếm của công chúng. Tuy nhiên, hệ thống Adsense tạm thời chưa nổi tiếng trước những nhà quảng cáo trên Net và mới chí thường gặp những quảng cáo mang tính xã hội.
Kinh doanh trên tính trung thành
Có được người dùng trên cơ sở cung cấp cho họ những dịch vụ miễn phí, Coogle luôn tìm cách gắn kết họ với những chương trình có trả tiền của Google. Những dịch vụ miễn phí rất tốt, triển vọng và thường không có hình mẫu tương đương. Đáng quan tâm là trong cuộc chiến của các đối thủ, Google áp dụng mô hình kinh doanh mà Microsoft đã áp dụng để chiến đấu với Nescape. Đó là: Khi đưa dịch vụ miễn phí ra với thị trường, về chất lượng, sản phẩm đó phải không được thua kém các sản phẩm có phí dẫn tới (khi đó) cạnh tranh trở nên vô nghĩa.
Ví dụ, dịch vụ thư điện tử Google Mail (Gmail) cho phép sử dụng một "thùng thư” mênh mông thường xuyên được nới rộng. Trên trang chủ của Gmail có máy đếm dung lượng, chỉ mức tăng của thùng thư vào thời điểm có bài báo này là 2,6GB. Dịch vụ thư tín của Microsoft trong trường hợp này thua xa! Hotmai. không hỗ trợ giao thức (protocol)
Hơn thế, 1/4% Google còn liên tục đưa dịch vụ mới. Có nguồn tin không chính thức về việc trong lòng Công ty đang có một hệ điều hành dùng nội bộ sắp sửa trở thành của
Mặc cho ảnh hưởng quá lớn của Google, đặc thù kinh doanh trên Internet chưa cho phép kết tội Google "bá quyền". Nhưng, việc Google đang hiên ngang thâu tóm thị trường Internet phương Tây thì vẫn là yếu tố hiến hiện. Chuyện này chỉ hoàn toàn dựa trên khách hàng người dùng trung thành. To Google đã đi vào đời sống như một trong những cụm từ được sử dụng nhiều nhất nơi những người dùng máy tính và Internet.
Muốn làm ăn tốt - Hãy hỏi tôi xem sao!
Thời gian gần đây, Google mở rộng những dịch vụ có trả tiền. Có nguồn khách hàng trung thành rồi, Google bắt đầu làm quen họ vời các dịch vụ có phí một cách có suy tính và rất văn minh. Mỗi người giờ đều có thể đăng ký và nhận chìa khoá Google
Mọi dịch vụ về nguyên tắc thực hiện dưới định dạng XML và được trình bày xuất sắc với những ví dụ sinh động và hình ảnh của sự việc bất kỳ. Tuy nhiên, hoàn toàn không bất ngờ rằng việc truy cập miễn phí vào các dịch vụ của Google bị cản trở bởi hàng nghìn truy cập tương tự mỗi ngày. Dù thế nào thì Google vẫn đang
Theo Tạp chí Tin học & đời sống
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Google mất thế độc tôn
Google trước giờ vẫn thống lĩnh thị trường truy tìm thông tin trên mạng nhiều béo bở, nhưng hiện các đối thủ đang tìm cách thiết lập một trật tự mới.
Google đã thâm nhập vào từng ngóc ngách của đời sống,
Tính đến thời điểm này, Google van dẫn đầu về lượt người truy cập, chiếm 43% thị phần nước Mỹ kể từ tháng 4/2006, đạt 50% lượt người truy cập vào
Có thể nói trong gần sáu năm qua, Google đã làm rất tốt việc cung cấp các kết quả tìm kiếm. Nhưng cũng vì tự mãn với ưu thế vượt trội của mình mà hiện tại, theo giới phân tích, Google không thực sự có một chiến lược rõ ràng, khiến họ có vẻ đang hoạt động không có mục đích. Yahoo! đã nhận thấy nhược điểm này của Google và đưa ra chiến lược khác biệt hóa công cụ tìm kiềm của mình. Chiến lược của Yahoo! đưa ra là "liên kết phần tốt nhất của con người với phần tốt nhất của công nghệ".
Dịch vụ tìm kiếm này hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa những giới hạn. Người sử dụng phải đăng ký làm thành viên của Yahoo! và để có được kết quả tìm kiếm tốt nhất, người dùng phái khai báo thật chi tiết. Tuy nhiên, phần lớn người lướt web chỉ muốn giải trí chứ không phải nặng đầu suy nghĩ nên ý tưởng này của Yahoo! gần giống như buộc người ta phải vào siêu thị lớn để mua một món đồ nhỏ có bán ở hiệu tạp hóa đầu ngõ! Vì vậy, Ask.com dùng một chiến thuật khác thay vì phân loại một trang web
Các chuyên gia cho rằng Ask.com có chất lượng ngang với Google trong việc tìm kiếm các trang web tổng quát, nhưng hơn hẳn Google khi tìm kiếm hình ảnh và bán đồ trực tuyến. Microsoft đã xác định Google là mối đe dọa trong kinh doanh và đang dùng toàn lực để chạy đua với Google trong các dịch vụ trực tuyến. Cuối năm ngoái, Microsoft tìm cách tăng thị phần bằng cách đàm phán sáp nhập với
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Mỗi lần nhấp chuột, bạn đem lại 50 xu cho Google
Với mức lợi nhuận lên đến 381,2 triệu USD và doanh thu đạt 1,578 tỉ USD trong quí 3-2005, công cụ tìm kiếm Google như cách người ta quen gọi đã thật sự trở thành người khổng lồ trong thân thể chú nhóc 7 tuổi. Một cuộc đột phá toàn cầu có qui mô ngày càng lớn.
Quảng cáo trên mạng luôn gây sự khó chịu cho người xem từ khi Internet được dùng làm phương tiện kinh doanh và phổ biến sản phẩm, dịch vụ. Có nhiều phản ứng từ người truy cập là hãy khai tử quảng cáo và cho họ quyền chọn lựa muốn xem cái gì thay vì tập kích một cách thiếu văn hóa đủ thứ rác rưởi mỗi khi họ vào mạng.
Nhưng Google đã làm cuộc cách mạng khi biết cân bằng giữa lợi ích của các nhà sản xuất và người tiêu dùng mà hệ quả cuối cùng là đem lại nhiều lợi nhuận cho hãng. Ví dụ nếu bạn đánh từ khóa Anti-spy vào ô tìm kiếm của Google, trang kết quả tìm kiếm hiển thị sẽ có những đường dẫn vào trang web của các nhà tài trợ liên quan đến những gì bạn đang tìm kiếm. Nhấp chuột vào những dòng trả lời trong trang, bạn cũng sẽ thấy những đường dẫn quảng cáo như vậy.
Có điều bạn không biết là mỗi khi bạn nhấp vào đường dẫn nào đó trên trang web phát sinh từ công cụ tìm kiếm của Google, bạn đã mang về cho nó 50 xu USD. Google thu phí cao hơn đối với một số từ khóa liên quan đến những sản phẩm và dịch vụ đặc thù. Schmidt, giám đốc điều hành Google, nhận xét: “Bí quyết hái ra tiền của quảng cáo là tìm được thật nhiều người cần đăng và hiển thị chúng đúng lúc đúng nơi để mang lại hiệu quả cao nhất cho cả hai”.
Nhưng Google không chỉ có quảng cáo. Người ta tin rằng nó đang khẩn trương xúc tiến kế hoạch đánh bại những chàng khổng lồ như Yahoo và Microsoft trong những lĩnh vực mà hai công ty này đang chiếm ưu thế. Các nhà quan sát phân tích và dự báo chiến lược của Google dựa vào việc phân tích một loạt dịch vụ và công cụ mà công ty đưa ra thử nghiệm và phổ biến chính thức trong vòng vài năm trở lại đây.
Đáng kể nhất trong các dịch vụ và tiện ích này là Gmail với dung lượng hơn 2Gb và còn tăng nữa, thanh tìm kiếm Google Toolbar, điện thoại Internet Google Talk (đối thủ của Yahoo! Messenger), dịch vụ so sánh giá Froogle, bản đồ hình ảnh vệ tinh Google Earth, báo động tự động Google Mail, trang web tin tức Google News, dịch trực tuyến Google ngay trên trang tìm kiếm, các dịch vụ tìm kiếm dữ liệu lưu trữ trên máy tính Google Desk Search, công cụ xem ảnh và tổ chức ảnh Picasa 2, công cụ gia tốc tìm kiếm trên mạng Google Web Accelator và một số tiện ích khác.
Công ty cũng đang tiến hành thử nghiệm hệ thống thanh toán trực tuyến và hợp tác với Sun Microsystems (ông chủ của các tiện ích Java và nguồn mở văn phòng) để đưa Google tham gia thị trường phần mềm văn phòng miễn phí. Rõ ràng, bằng nội lực của chính mình và phối hợp với những đại gia trong một số lĩnh vực kỹ thuật số, Google đang tìm cách hình thành một sân chơi máy tính khép kín cho người vào mạng để đã vào Google rồi người ta không cần đi đâu khác nữa.
Đến thời điểm này, các dịch vụ của Google, nhất là dịch vụ tìm kiếm, đã được triển khai bằng 109 thứ tiếng và phần lớn nước trên thế giới đã có một trang Google ngôn ngữ riêng. Được hỏi về tham vọng của Google là trở thành một Microsoft thứ hai, Nikesh Arora, thuộc hội đồng quản trị Google, trụ sở tại California, trả lời là không, ít nhất là trong ý nghĩa của từ độc quyền.
Google sẽ trung thành với tôn chỉ do hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin đề ra: “Tổ chức mạng thu thập và chia sẻ thông tin toàn cầu sao cho thật tốt để thông tin cập nhật có thể đến với mọi người trên thế giới một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian”.
Theo Tuổi trẻ chủ nhậtCảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Việt Nam: "miếng bánh" mới của quảng cáo trực tuyến
Theo con số thống kê sơ bộ, đến năm 2005, doanh số thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, không quá 2 triệu USD, rất nhỏ so với tổng doanh số quảng cáo.
Thị trường sơ khai
Phần lớn quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đều nằm trong tay vài tờ báo điện tử có đông người truy cập như VnExpress, VietnamNet. Với các báo in có trang tin điện tử như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng… thì quảng cáo hầu như không đáng kể, thu từ quảng cáo không bù đắp nổi chi phí. Ngay cả Tuổi Trẻ, vốn là tờ báo in có sức thu hút quảng cáo cực mạnh thì trên website quảng cáo vẫn rất thưa thớt. Để đơn giản, trong bài này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ "báo điện tử" chung cho cả hai loại hình website tin tức nói trên.
Thị trường quảng cáo trực tuyến không hấp dẫn một phần do các báo điện tử chỉ biết "phiên ngang" quảng cáo trên báo in sang. Hình thức quảng cáo đơn điệu, chỉ có logo, banner và "hiện đại" nhất là gần đây các báo điện tử đua nhau làm banner chạy lên chạy xuống khi cuộn màn hình để quảng cáo lúc nào cũng nằm trong tầm mắt người xem. Do chỉ có một hình thức này nên các trang chủ báo điện tử nhìn vào cứ rối mắt vì banner quảng cáo xanh xanh đỏ đỏ chen lẫn nhau phá hỏng sự hài hoà về màu sắc. Các công nghệ quảng cáo và cách đánh giá hiệu quả quảng cáo mới dựa trên mức độ quan tâm của người xem như CPM (Cost Per Thousand Impression), CPC (Cost Per Click), Ad Click Through, Ad Impressions … hiện phổ biến trên thế giới hầu như chưa được ứng dụng ở Việt Nam.
Các báo điện tử hầu như rơi vào vòng lẩn quẩn "con gà và quả trứng": ít quảng cáo thì không có tiền đầu tư và vì thiếu tiền đầu tư nên không cải tiến, nâng cấp được để thu hút quảng cáo.
Đánh giá bằng… spyware
Cũng ít có báo điện tử nào có được bộ tài liệu cung cấp cho nhà quảng cáo (sales kit) cũng như đội ngũ nhân viên khai thác quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp. Hiệu quả quảng cáo cũng rất khó đo lường vì nhà quảng cáo cũng không được cung cấp các công cụ theo dõi xem hiệu quả do banner quảng cáo của họ đến đâu. Trong khi đó, các website thu hút quảng cáo lớn ở nước ngoài đều cung cấp cho khách hàng của họ những công cụ theo dõi hiệu quả quảng cáo.
Các chỉ số cơ bản để đánh giá khả năng thu hút bạn đọc của website là số lượt người truy cập (visitor), số lượt người truy cập thường xuyên (unique visitor) và số trang bình quân được xem (pages view) tính theo tháng, năm hầu như không có báo nào cung cấp chính xác. Đây là các thông số được các công ty quảng cáo quốc tế xem là tiêu chuẩn đánh giá sức hấp dẫn của một website.
Trong khi đó, nhiều báo điện tử Việt Nam lại chủ yếu dựa vào thông tin xếp hạng của website Alexa.com để giới thiệu với khách hàng quảng cáo. Về cơ bản, bảng tổng sắp thứ hạng của Alexa phản ánh tương đối chính xác.
Tuy nhiên, do website này chỉ cung cấp số hit (mỗi visitor có thể tạo ra hàng ngàn hit) nên không thể đánh giá chính xác số visitor. Mặt khác, phần mềm do website này cung cấp (Alexa toolbar) đều bị các chương trình chống virus xếp vào loại phần mềm gián điệp (spyware) và không cho hoạt động.
Như vậy, cách đưa ra chỉ số đánh giá website của nhiều báo điện tử ở Việt Nam không chỉ trái với thông lệ quốc tế mà còn không chính thống vì dựa vào thông tin từ spyware Alexa toolbar cung cấp. Đây cũng là một trong những lý do chủ yếu khiến quảng cáo của các công ty nước ngoài chỉ xuất hiện trên báo in mà vắng bóng trên báo điện tử Việt Nam.
Sóng ngầm
Năm 2006, nhìn bề ngoài thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam vẫn khá im ắng. Tuy nhiên, đằng sau đó lại là các đợt sóng ngầm với hàng loạt chuyển động. Một số công ty thương mại điện tử trong nước khác vốn trước nay chỉ hoạt động trong một vài lĩnh vực chuyên ngành như săn đầu người đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, xem đó là chiến lược phát triển dài hạn.
Cũng trong thời điểm này, làn sóng ngầm từ các đại gia dotcom như Yahoo! và Google ngày càng mạnh lên. Hàng loạt động thái chuẩn bị cho việc chia phần "miếng bánh" quảng cáo trực tuyến mới đang được ráo riết triển khai. Cả Yahoo! và Google đều đang cấp tập tung ra các dịch vụ bằng tiếng Việt với mục tiêu thu hút người Việt Nam sử dụng. Điều này cho thấy thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đang và sẽ là miếng bánh hấp dẫn của các đại gia “dot-com”.
Tuy âm thầm hoạt động nhưng cho đến nay Google đã tung ra sản phẩm nhắm vào thị trường VN một cách rõ ràng. Với ưu thế có đến 138 trang chủ với tên miền quốc gia (ví dụ phiên bản Google Việt Nam là www.google.com.vn), hỗ trợ hơn 100 thứ tiếng, Google đã nhanh chóng bản địa hoá phần quảng cáo trên phiên bản tiếng Việt. Nhiều tiện ích khác như công cụ tìm kiếm, các danh mục website tiếng Việt… cũng được Google liên tục cập nhật, nâng cấp.
Việc đầu tư nhân sự cho các dự án tiếng Việt của Google cũng ráo riết hơn. Trước đây, Google chỉ chuyển ngữ bằng cách huy động tình nguyện viên (volunteer) để dịch trang Google sang tiếng Việt. Gần đây, Google đã thuê hẳn nhiều biên dịch viên làm thời vụ để chuyển ngữ các dịch vụ của Google sang tiếng Việt, đặc biệt là phần cung cấp dịch vụ quảng cáo tại địa chỉ http://adwords.google.com/ /select/?hl=vi.
Cho đến nay, nhu cầu tuyển biên dịch viên tiếng Việt vẫn còn trên mục Việc làm của Google. Khoảng 3 tháng trước đây, Google còn rao tuyển vị trí khá quan trọng là Country Consultant ở một loạt các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines… Hiện tại, vị trí này ở Việt Nam dường như đã tìm được người vì đã được rút khỏi danh sách rao tuyển.
Yahoo! ráo riết chạy đua với Google
Ráo riết chạy đua với Google, Yahoo! đã tung ra phiên bản tiếng Việt tại địa chỉ http://vn.yahoo.com/. Trong số các phiên bản bản địa hoá của Yahoo!, bản tiếng Việt được đưa ra khá sớm so với các bản tiếng Malaysia, Indonesia, Thái Lan…
Tại tổng hành dinh của Yahoo! Đông Nam Á ở Singapore, nơi đang chủ trì dự án Việt hoá Yahoo! hiện có một số sinh viên Việt Nam làm việc miệt mài từ gần một năm qua. Trong số này đã có người, dù còn rất trẻ, đã được bổ nhiệm là giám đốc sản phẩm trang Yahoo! tiếng Việt. Cho đến nay, ngoài trang chủ tiếng Việt, Yahoo! còn có các dịch vụ đã được Việt hóa khá tốt là email tiếng Việt (http://login.yahoo.com/config/mail?.intl=vn) và công cụ tìm kiếm tiếng Việt (http://vn.search.yahoo.com/ ).
Cuối năm 2005, Yahoo! Đông Nam Á đã lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam thông qua ngày hội internet tổ chức ở nhà văn hoá Thanh Niên TP.HCM. Phái đoàn của Yahoo! gồm ba người đã làm một business tour từ Nam chí Bắc, tiếp xúc hàng loạt đối tác để tìm hiểu nhu cầu lướt web của người Việt. Larry Jordan, giám đốc quản lý sản phẩm của Yahoo! khu vực Đông Nam Á không ngại tốn thời gian để tìm cho ra câu trả lời "Yahoo! cần làm gì để hấp dẫn người Việt" và "Làm sao tìm được nguồn tin phong phú, chính xác để đưa vào Yahoo! Việt Nam" nơi các đối tác ông ta tiếp xúc.
Theo Sài Gòn tiếp thị
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Cuộc chiến chống gian lận quảng cáo trực tuyến
Sự bùng nổ của quảng cáo trên Internet trong những năm gần đây đang dần đưa Internet thành loại hình quảng cáo số một, vượt qua cả truyền hình và báo in. Nhưng ngành công nghiệp trị giá hàng chục tỉ USD mỗi năm này đang phải đối mặt với một vấn nạn khó có thể giải quyết triệt để: Click Fraud.
Click Fraud chỉ hành động dùng phần mềm hoặc nhân công giá rề để nhan vào nhiều lần liên tục một banner quảng cáo nhằm tao ra một sự thành công giả tạo của một chiến dịch quảng cáo. Điều này đã làm tăng giá của các quảng cáo trên mạng một cách thiếu chính xác, tiêu tốn của các Công ty bỏ tiền ra quảng cáo gần 1 tỉ USD vào năm ngoái. Ngay cả Google và Yahoo! cũng đã phải tốn hàng triệu USD trong việc kiện tụng vì các khách hàng quảng cáo trên hai dịch vụ này cho rằng các Công ty này đã không làm gì chống lại nạn Click Fraud.
Các Công ty quảng cáo phàn nàn rằng các cỗ máy tìm kiếm động trên lợi nhuận từ lập trường không chặt chẽ với các cách không hợp lệ, mà cuối cùng lại có thể đem lại nhiều tiền hơn cho trang web đăng quảng cáo vì số tiền sẽ dựa trên số lần các banner quảng cáo được người sử dụng phần vào. Google gần đây cũng đã để ý đến phản ánh của các khách hàng của mình về việc tăng cường sự minh bạch hơn. Người khống lồ của Internet này cuối cùng cũng chịu cung cấp những thông tin giá trị của mình. Google tiết lộ một tỉnh nàng mới cho phép công cụ tìm kiếm này hỗ trợ các Công ty quảng cáo trước các trò gian lận.
Công cụ mới, được thiết kế cho dịch vụ quảng cáo AdWord - dịch vụ trả tiền trên mỗi cú nhấp chuột (pay-per-click) - sẽ cho phép các Công ty quảng cáo theo dõi số lượng và phần trăm của các cú nhấp chuột cục bộ hay kết quả tiềm năng của các lần nhấn vào liên kết dẫn đến tăng giá quảng cáo. Công cụ mới này nhằm đến việc
Chủ trang web nhận được một phần của lợi nhuận từ các quảng cáo dạng pay-per- click trên trang web của mình, có thể gian lận bằng cách nhấn vào các liên kết quảng cáo nhiều lần. Các đối thủ cạnh tranh cũng có thể dùng cách tương tự để làm tăng ngân sách quảng cáo của các Công ty đối thủ. Dù Google đã đưa ra một báo cáo độc lập rằng đã chi ra 90 triệu USD trong các vụ kiện các gian lận trong quảng cáo để xác nhận đã có những hố trợ hợp lý trong cuộc chiến chống Click Fraud, thì bản báo cáo trên cho biết quá ít chi tiết cách Google đánh giá sự hợp lệ của các cú nhấp chuột vào quảng cáo. Và khách hàng - các Công ty quảng cáo thì cho rằng những cố gắng của Google còn quá mơ hồ.
Với chức năng mới này, Google hy vọng sẽ chấm dứt những phàn nàn của khách hàng về các hoạt động chống gian lận quảng cáo của mình. Chương trình mới, có thể cung cấp dữ liệu về các lần nhấp chuột hàng ngày, là một thỏa hiệp giữa Google và các Công ty quảng cáo.
Nhưng điều này đã đủ chưa? Mặc dù đánh giá khả quan nhưng những khách hàng của Google vẫn chưa thỏa mãn vì cho rằng đó vẫn chưa phải là sự minh bạch mà họ cần. Họ muốn Google chắc chắn rằng sẽ không tính tiền cho những cú nhấp chuột không hợp lệ nữa. Có thể công cụ này là một bước trong hướng giải quyết của Google, cung cấp những thông tin mà họ không muốn để lộ. Nhưng nó không giúp ngăn chặn những gian lận, vì nó chỉ chỉ ra những cú nhấp chuột mà Google không tính phí bởi cho rằng đó là những nhấp chuột không hợp lệ mà thôi. Trung bình, các chuyên gia phân tích đánh giá tỷ lệ số click chuột không hợp năng lệ khoảng 14-15%. Mặc dù Google từ chối thông báo số lượng, nhưng Công ty này cho rằng tỉ lệ click Fraud nhỏ hơn nhiều so với những dữ liệu công bố bởi đã không tính đến kết quả của Google sau khi chống Click Fraud
Tuy nhiên, dù có là tỷ tệ nào thì các Công ty quảng cáo cũng cần biết chắc chắn họ không bị tính tiền quá mức cho các quảng cáo trên máy tìm kiềm, tương ứng với đồng tiền bỏ vào cho quảng cáo trên Intemet.
Ngay cả những đối thủ cạnh tranh nhau đó cũng có
Theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Google có thể mất 2,1 tỷ USD như thế nào?
Hầu hết những người bỏ tiền ra quảng cáo trên Google đều không biết họ đang làm gì, chứ nếu biết, Google có thể mất toi 30% doanh thu như chơi, ông Jon Morris, người sáng lập ra Internet Marketing Initiative tuyên bố...
Những nhà quảng cáo trực tuyến có thể tiết kiệm được 30% chi phí mà vẫn đạt được kết quả như vậy, nếu như họ hợp tác với một doanh nghiệp marketing công cụ tìm kiếm (SEM) đủ năng lực.
Theo ước tính của Morris, chỉ có khoảng 30% số nhà quảng cáo Internet hiện nay hiểu được sự phức tạp của lý thuyết phân tích quảng cáo, hoặc là đang bắt tay với một công ty SEM. Điều này đồng nghĩa với việc 70% còn lại đang lãng phí tiền mà không hay biết.
Google luôn tuyên bố hãng hỗ trợ quảng cáo hiệu quả hơn. "Google cung cấp các công cụ miễn phí để khách hàng đo đạc mức độ hiệu quả và thành công của quảng cáo trực tuyến", đại diện của hãng cho biết. "Các công cụ của chúng tôi luôn được ứng dụng rộng rãi và khách hàng luôn cảm thấy hài lòng về hiệu quả đạt được".
Tuy nhiên, nếu tuyên bố của Morris là đúng sự thật, nó sẽ có thể khiến cho doanh thu 10 tỷ USD mỗi năm của Google thâm hụt tới 2,1 tỷ USD.
Trọng Cầm (Theo PC Mag)Theo VietnamNet
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Người đăng: GoogleVN vào lúc 12:08 0 nhận xét
Nhãn: Back Money, Google, Google AdSense, Make Money Online, Paid Online, seo, Work at Home
Google mở rộng quảng cáo 'trả theo hành động'
Nếu khách ghé thăm trang web có mua hàng hoặc điền phiếu, hãng mới thu phí quảng cáo của doanh nghiệp. Hình thức này chỉ có lợi ở môi trường thương mại điện tử thực sự, nơi giao dịch được thực hiện trực tuyến dễ dàng và an toàn.
Mô hình mới chỉ mở rộng cho chủ sở hữu trang web và đối tác quảng cáo của Google tại Mỹ. "Thử nghiệm này sẽ giúp họ có thêm công cụ tự động trong việc thiết kế quảng cáo điện tử", Rob Kniaz, Giám đốc sản phẩm của hãng, cho biết.
Google triển khai việc bán quảng cáo thông qua chương trình AdSense. Chủ nhân của một trang web có thể tích hợp phần mềm này để hiển thị các quảng cáo lên trang của mình dưới dạng văn bản, hình ảnh hay video. Những quảng cáo đó được Google quản lý và tính giá đối với bên đi quảng cáo theo cơ sở trả cho mỗi click hay một nghìn click và gần đây là cho mỗi hành động. Chủ nhân của trang web chấp nhận đăng quảng cáo của Google sẽ được hãng chia hoa hồng theo tỉ lệ nào đó.
T.H. (theo InfoWorld)
Theo Vnexpress
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Người đăng: GoogleVN vào lúc 12:07 0 nhận xét
Nhãn: Affiliate Program, Back Money, Google, Google AdSense, Make Money Online, seo, Work at Home
Các đối thủ của Google
Nếu lên mạng và tìm kiếm với từ khoá "Google, competitor " (Google, đối thủ) bạn sẽ thấy danh sách hiển thị ngày càng dài thêm. Tưởng chừng như vô hại thế nhưng chính cái danh sách này lại là thực tế sinh động mô tả sự tranh chấp các "con cá lớn" với nhau và đối tượng chịu tác động lớn là các doanh nghiệp nhỏ.
Các ứng dụng miễn phí của Google như: Gmail, Writely và bảng tính Google spreadsheets sẽ cung cấp khả năng hỗ trợ thay thế cho những chương trình truyền thống trước đây như: Outlook, Word và Excel. Một kịch bản cạnh tranh sẽ là thế này: các doanh nghiệp nhỏ sử dựng phần mềm miễn phí, Google sẽ thu lợi. Những chương trình Live của Microsoft sẽ giảm quy mô xuống chỉ là một dịch vụ thông thường.
Yahoo
Đây là một đối thủ cạnh tranh giống như kiểu Coke-pepsi. Google hiện đang chiếm giữ 60% thị trường tìm kiếm trong khi Yahoo chỉ có 30%. Thế nhưng cả hai đại gia này đang cố giành giật thị trường phần mềm miễn phí hỗ trợ quảng cáo với các mặt hàng như: e-mail, tin nhắn tức thời, blog, bản đồ.
Trong trường hợp này, các doanh nghiệp nhỏ và người dùng vẫn được hưởng lợi từ sự cạnh tranh giữa Yahoo và Googie, đó là chất lượng dịch vụ được nâng cao, trong khi giá thành ngày càng thấp đi.
Craigslist và ebay
Rất nhiều hãng Internet có thể sẽ thay thế cho ebay. Trong khi đó, những dịch vụ mới của Google lại có sức cạnh tranh rất mãnh liệt. Đơn cử là chương tình thanh toán trực tuyến mới của Google có tên "Checkout" (giống như Paypal của ebay). Chưa hết, Google còn có dịch vụ Base, được thiết kế với giao diện thân thiện và tỏ ra rất thích hợp trong việc đăng tải quảng cáo trực tuyến phân loại. Do Vậy, Craigslist hãy coi chừng đối thủ Google!
Một số tên tuổi khác
Những cuộc "thí nghiệm" của Google trong lĩnh vực thoại Internet cũng đe dọa tới một số hãng như Vonnge, Verizon và Skype. Vụ mua lại dMark Broadcasting, hãng môi giới quảng cáo trực tuyến vào năm ngoái của Google cũng đả động và đe dọa tới một số đại lý quảng cáo truyền thống.
Cũng trong năm ngoái, toàn bộ khu vực Mountain View, Califomia, đã được Googie phủ sóng Wi-fi nhằm tại điều kiện thuận lợi cho giới kinh doanh. Lợi ích của việc làm này sẽ là sự tôn trọng của giới doanh nghiệp đối với Google và đôi khi chừng đó cũng đủ để cổng tìm kiếm thông tin lớn nhất thế giới này cảm thấy hài lòng.
Thế Văn PhúcTheo BCVT & CNTT
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
AdSense
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
AdSense là một dịch vụ quảng cáo của Google. Người viết web hay thậm chí là cả blog có thể đăng ký vào chương trình này để đăng các quảng cáo dưới dạng văn bản, hình ảnh, và mới đây là cả video trên trang web của mình. Những mẩu quảng cáo này được điều phối bởi Google và tạo ra lợi nhuận trên nguyên tắc tính tiền cho mỗi cú nhấp chuột và tính tiền cho mỗi ấn tượng. Google hiện nay đang thử nghiệm beta cho dịch vụ dựa trên tính tiền cho mỗi hành động.
Google sử dụng công nghệ tìm kiếm của mình để đưa ra các đường dẫn quảng cáo tương thích với nội dung, nơi ở của người truy cập, ngôn ngữ cũng như nhiều yếu tố khác của trang web sử dụng AdSense. Những người muốn đăng quảng cáo thông qua hệ thống AdSense thì có thể đăng ký thông qua AdWords. AdSense đã trở thành dịch vụ quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất nhờ vào "hòa hợp" của nội dung quảng cáo với nội dung của trang web, khác hẳn cách quảng cáo dùng banner vẫn phổ biến trước đây. Ngoài ra vị trí đặt các links quảng cáo của AdSense cũng không gây khó chịu đối với người truy cập trang như với các banners.
AdSense sử dụng mã JavaScript để đưa nội dung quảng cáo vào trang web thành viên. Nếu đoạn mã này được chèn vào một trang web mà Mediabot chưa khảo sát được thì, để cho có vẻ tử tế với người đăng ký làm thành viên của AdSense, nó sẽ tạm thời đưa ra một đoạn quảng cáo vì mục đích từ thiện (Public Service Announcement (PSA) hay Community Service Announcement (CSA)). ((Chú ý rằng Mediabot là một bộ khảo sát độc lập với Googlebot chỉ quản lý danh mục tìm kiếm của Google.)
Rất nhiều trang web sử dụng AdSense để kiếm tiền từ nội dung của nó và cũng nhiều chủ trang web nỗ lực để tăng thu nhập từ AdSense. Họ làm điều này bằng 3 cách:
- Sử dụng nhiều loại kỹ thuật tạo ra lưu lượng thông tin chuyển đến và đi từ trang web của họ bằng (nhưng không chỉ có) quảng cáo trên mạng! Viết ra những bài hay cũng là một cách làm hiệu quả.
- Xây dựng những nội dung có giá trị trên trang của họ nhằm tạo sức hút đối với các quảng cáo AdSense mang lại nhiều tiền khi được click lên đó.
- Sử dụng nhiều hình thức khác nhau để khuyến khích người truy cập nhấp lên đường dẫn quảng cáo. Cũng nên lưu ý rằng Google cấm người dùng AdSense sử dụng các câu tương tự như "Click on my AdSense ads" (Hãy nhấp lên quảng cáo của tôi) để tăng số lần nhấn trên tài khoản AdSense. Những câu được chấp nhận là "Sponsored Links" (Đường dẫn được tài trợ) hay "Advertisement" (Quảng cáo).
Nguồn chi trả cho người dùng AdSense đến từ chương trình AdWords. Còn cơ chế tính tiền đăng quảng cáo đối với người dùng AdWords khá phức tạp và được dựa trên một kiểu đấu giá kín mà người đặt giá cao nhất phải chi ra số tiền bằng số tiền đặt giá cao thứ hai (đấu giá Vickrey).
Lịch sử
Cơ chế hoạt động bên trong AdSense được điều chỉnh từ công nghệ của WordNet và Simpli, một công ty được xây dựng bởi người sáng lập ra Wordnet - Geoge A. Miller - và một số giáo sư và sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Brown, trong đó có cả James A. Anderson, Jeff Stibel và Steve Reiss.[1] Một dạng biến thể khác của kỹ thuật này sử dụng Wordnet được phát triển bởi Oingo, một công ty tìm kiếm trên mạng nhỏ có trụ sở tại Santa Monica được thành lập vào năm 1998.[2] Oingo chủ yếu dựa trên tìm kiếm về mặt ngữ nghĩa thay vì tìm kiếm thô theo kiểu dò tìm chuỗi.[3] Nói nôm na là cách tìm kiếm do Oingo đưa ra tỏ ra thông minh hơn. Điều này giúp cho các kết quả được trả về phù hợp hơn với mong muốn của người tìm kiếm. Oingo sau đó đã đổi tên thành Applied Semantics, sau này được mua bởi Google với giá 102 triệu dollars vào tháng 4 năm 2003 để thay thế một hệ thống tương tự đang được họ phát triển.[4]
AdSense dành cho feeds
Vào tháng 5 năm 2005, Google đã đưa ra AdSense dành cho feeds (Adsense for feeds), một phiên bản của AdSense chạy trên feeds RSS và Atom đã có trên 100 người đăng ký. Theo blog chính thức của Google, "những người cần quảng cáo giờ đây đã có những mẩu quảng cáo của họ đặt trên feeds, người phát hành feeds được trả tiền và người đọc feed sẽ nhìn thấy những mẫu quảng cáo liên quan đến nội dung của feeds".
AdSense dành cho feeds hoạt động bằng cách chèn các hình ảnh vào trong feeds. Khi hình ảnh được đọc bởi trình nhận feeds, Google sẽ ghi nội dung quảng cáo vào đó tùy theo nội dung của feeds bao quanh hình ảnh. Khi người dùng nhấp chuột vào hình ảnh đó thì họ sẽ được dẫn đến trang web của người đăng quảng cáo giống như quảng cáo AdSense thông thường.
AdSense dành cho tìm kiếm
Đây là chương trình đi kèm với AdSense thông thường, AdSense dành cho tìm kiếm (AdSense for search) cho phép người viết web đặt một hộp tìm kiếm của Google trên chính trang web của họ. Khi người dùng tìm kiếm bằng chính những hộp tìm kiếm này, Google sẽ chia sẻ phần tiền thu được từ những truy vấn tìm kiếm được thực hiện từ website của người đặt hộp tìm kiếm đó. Tuy nhiên người tham gia chỉ được trả tiền khi những đường dẫn quảng cáo trên phần kết quả được nhấp vào. Google không trả tiền cho những cú nhấp chuột trên kết quả tìm kiếm thông thường.
Cách thức hoạt động của AdSense
Mỗi lần khách truy cập vào trang có nhúng AdSense, một mẩu JavaScript sẽ viết một thẻ ifram (một đoạn mã để nhúng một nội dung ngoài lên nội dung chính của trang). Javascript cho phép tìm ra những từ khóa chính trong nội dung của trang để rồi sẽ tìm kiếm trong bộ nhớ đệm ở máy chủ của Google một tập hợp các từ khóa tương thích với mức độ sử dụng cao. Nếu từ khóa đã được lưu trong bộ đệm, các mẩu quảng cáo sẽ được đưa ra dựa trên hệ thống đấu giá của AdWords.
Lạm dụng
Một số chủ trang web tạo ra những trang chuyên dùng để thu hút những người tìm kiếm với Google và các cỗ máy tìm kiếm khác để họ nhấp chuột lên các đường dẫn quảng cáo nhằm kiếm tiền. Những trang ma này thường chẳng có nội dung gì đặc sắc nhưng lại chứa một lượng lớn các liên kết chồng chéo và những nội dung tự động (ví dụ như một thư mục với nội dung lấy từ Open Directory Project, hoặc vơ vét nội dung từ các trang web khác dựa vào nội dung của RSS). Có lẽ phần lớn kiểu "nông trại AdSense" này là các splogs ("Spam blogs") tập trung chủ yếu vào những từ khóa được trả tiền quảng cáo cao. Phần lớn những sites sử dụng nội dung có từ các sites nỗi tiếng khác như Wikipedia để thu hút người truy cập. Những hành vi kiểu này có thể được xem như một dạng spam tìm kiếm (search engine spam) và cần phải được thông báo cho Google.
Người ta cũng đã phát hiện ra một số loại Trojans tạo ra những quảng cáo Google giả được định dạng giống như thật. Những Trojan này sẽ được bí mật tải về máy tính thông qua trang web và sau đó thay thế các quảng cáo thật bằng những quảng cáo nguy hiểm.[5]
Chỉ trích
Do những vấn đề liên quan đến clicks giả tạo, Google AdSense đã bị chỉ trích bởi một số công ty có website được tối ưu hóa nhằm xuất hiện trong tốp đầu các kết quả tìm kiếm do số lượng quá lớn các clicks không có thực được các công ty đối thủ sử dụng để làm tăng chi phí quảng cáo của họ.[6] Chính vì thế mà không ít các websites thành viên AdSense đã bị chặn bởi Google mặc dù không ít trong số đó cho rằng họ hoàn toàn chơi đúng luật của Google AdSense.[7]
Để chống lại click giả, người đăng quảng cáo có thể chọn sử dụng một số các chương trình dò tìm click. Đây một dạng chương trình để xác định người truy cập. Chúng cho phép hiển thị các thông tin chi tiết về những người truy cập và click trên quảng cáo AdSense. Những người đăng quảng cáo có thể sử dụng những thông tin này để xác định xem mình có đúng là nạn nhân của click ảo hay không. Có rất nhiều kịch bản (script) dạng này được bán tuy nhiên cũng có một chương trình mã nguồn mở có cùng chức năng là AdLogger.
Google cũng bị chỉ trích vì cho phép các nhà quảng cáo AdWords lạm dụng thuơng hiệu. Năm 2004, Google bắt đầu cho phép nhà quảng cáo đấu giá trên bất kỳ thuật tìm kiếm nào, gồm cả thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.[8]
Cách thức thanh toán của Google cho người tham gia chương trình đăng quảng cáo cũng bị chỉ trích khá nhiều.[9] Theo quy định của Google, người đăng quảng cáo chỉ được chi trả khi đã gom đủ số tiền ít nhất là 100 đô la Mỹ[10]. Trong khi đó đối với những người tham gia không có tầm cỡ thì để có được 100 dollars họ phải mất một khoảng thời gian rất dài, thậm chí là hàng năm.
Xem thêm
Tham khảo
- ▲ Om Malik, “How Google is that?”, Forbes, 1999-04-10.
- ▲ Paula J. Hane, “Beyond Keyword Searching”, Info Today, 1999-12-20.
- ▲ Sherman Fridman, “NetZero Acquires Simpli.com's Marketing Technology”, Newsbytes PM, 2000-05-25.
- ▲ “Google Acquires Applied Semantics”, Press release, 2003-04-23.
- ▲ Benaifer Jah, “Trojan Horse program that targets Google Adsense ads”, TechShout, 2005-12-27.
- ▲ Charles C. Mann, “How click fraud could swallow the internet”, Wired, January 2006.
- ▲ Benjamin Cohen, “The nonsense about AdSense”, The Times, 2006-07-04.
- ▲ Stefanie Olsen, “Google plans trademark gambit”, CNET, 2004-04-13.
- ▲ Lem Bingley, “Google keeps on coining it in”, IT Week, 2007-02-01.
- ▲ When do I get paid?. Google AdSense Help Center.
Liên kết ngoài
- Google AdSense
- Inside AdSense (official blog)
- AdSense patent application
Cảm ơn bạn đã đến thăm Blog của tôi, hãy thêm RSS feed của tôi vào Blog, Website hoặc chương trình đoc RSS của bạn để cập nhật thông tin nhanh hơn. |
Người đăng: NNH vào lúc 08:46 0 nhận xét
Nhãn: Affiliate Program, Back Money, Google AdSense, Make Money Online, Paid Online, seo, Work at Home