Thu nhập năm rồi của Google đã vượt mức 6 tỷ USD, còn kể từ khi “lên sàn", cổ phiếu của Google đã tăng hơn 4 lần. Gần như toàn bộ thu nhập đó đều dựa trên những dịch vụ miễn phí, trước hết là tìm kiếm trên mạng của Google. Lợi nhuận ròng quý IV/ 2005 của Google là 372,2 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ 2004. Nhưng, chỉ số này hình như còn nhỏ hơn con số các nhà phân tích dự báo. Còn Công ty nào, đặc biệt là các Công ty IT có thể có sự tăng trưởng nhường đó (mà vẫn chưa thực sự chứng tỏ được những kỳ vọng của giới đánh giá)? Rõ ràng, trong IT, Google giờ này đang chiếm giữ vị trí cao siêu "văng ra" từ Microsoft sau tiến trình chông độc quyền nổi tiếng. Những điều kỳ diệu đang chờ đợi ở chính Google, trong khi không phải lúc nòa chuyện làm tiền của Công ty này cũng rõ ràng, nhất là khi mọi thứ đều dựa trên nền tảng miễn phí.
Sinh thành ngôi sao
Google như những dự án ngôi sao khác, thoạt đầu không định hướng sinh thành vì tiền. Chỉ một điều sau đây đủ chứng tỏ điều đó: Vào thời bùng phát Internet, rất nhiều dự án nhận tiền tài trợ mà trong kế hoạch hành động không hề nói đến kế hoạch kinh doanh và cỗ máy tìm kiếm cũng đã có trước thời điểm ra đời Coogle những hai năm. Mục tiêu chính của những cha đẻ Google gồm Lary Page và Sergei Brin chính là thiết lập một cỗ máy tìm kiếm chất lượng, miễn phí, dành cho số đông. Về Chuyện này, họ thành công.
Năm 1998, khi Google ra mặt từ Đại học Stanford, đã có khá nhiều cỗ máy tìm kiếm hoạt động trên Net. Đó là cả Altavista nổi tiếng nhanh chóng nhờ thiết kế đầy sáng tạo (mà những cỗ máy sau đó thừa hưởng. kể cả Google), chất lượng và thời gian tìm kiếm lẫn Lycos được hình thành như một dự án tổng hợp và những dự án khác. Tuy nhiên, những cỗ máy tìm kiếm từng tồn tại khi đó không chiến đấu một cách hiệu quả với spam tràn ngập Internet vào dạo đó. Thuật toán tìm kiếm của Google được xây dựng trên những trang có thể giải quyết được những tồn tại đó.
Người ta nói, đầu tư cơ bản ban đầu của Coogle là 100.000 USD, các cựu sinh viên Stanford nhận số tiền này từ Andy Backtolshime - một sáng lập viên của Sun Microsystems chỉ sau vài phút trình bày về cỗ máy tìm kiếm và kế hoạch phát triền. Sau đó, mọi việc còn đơn giản hơn. Google nhanh chóng ký hợp đồng với Internet-portal lớn nhất Yahoo! về hiển thị kết quả tìm kiếm. Ngoài Yahoo!, AOL, CNN và nhiều nhà khổng lồ Online khác cũng giới thiệu cơ sở dữ liệu của mình cho cỗ máy tìm kiếm Google.
"Lỗ đen"?
(Lỗ đen là một danh từ vật lý chỉ vật thể có khối lượng lớn đến mức hút" mọi vật vào mình và gia tăng khối lượng mà không hề “nhả " ra bất kể thứ gì kể cả ánh sáng). Năm 2003, Yahoo! mua cỗ máy tìm kiếm Inktomi, sau một năm cho ra đời cỗ máy tìm kiếm của riêng, từ chối hợp tác với Google. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Google chứng tỏ biết nhìn đủ xa và đã đưa ra những quyết định này là phần cơ bản của Google cần thiết. Thật tình, từ chối dịch vụ tìm kiếm của Google có hại cho Yahoo! vì mặc dù cơ sở dữ liệu của lnktomi lấy từ Portal này làm cơ sở chính cho tìm kiếm đủ lớn nhưng chất lượng tìm kiếm thì lại tồi hơn quá nhiều. Kết quả là, đa số người dùng bỏ Yahoo! chuyển sang Google.
Năm 2003 đáng kể với cả hai Công ty khi họ tiếp tục các hợp đồng mua Công ty khác. Yahoo mua Overture vốn thuộc về các cỗ máy tìm kiếm Altavista và Alltheweb, Google thì mua Công ty cạnh tranh Applied Semantics có những sản phẩm thương mại như Adwords và Adsence. Đúng lúc chính Overture trước đó đã nổi tiếng với cái tên GoTo là người sáng chế hệ thống Pay-per-click bây giờ là nơi mang lại nhiều thu nhập nhất cho Google. Sau đó, Google mua Công ty Pyra Labs, người đề xuất hệ thống trang tin cá nhân Blogger còn năm 2004. Google mua Picasa, trên cơ sở công nghệ của Picasa, Google thành lập dịch vụ cùng tên về lưu giữ và gia công hình ảnh.
Như vậy, “siêu sao mới” (danh từ gần vời lỗ đen trên khía cạnh vật thể vũ trụ rất nặng ký) bắt đầu biến thành “lỗ đen", nuốt sạch những Công ty không lớn đầy triển vọng và đưa ra những sản phẩm mới đầy sáng tạo. Vàk quá trình này vẫn chưa kết thúc. Tháng 3/2005, hợp đồng mua Urchin - công cụ để theo dõi và thu thập thông tin thống kê về các websites được thực hiện. Công nghệ mới này là phần cơ bản của Google Analytics. Những hợp đồng đã thực hiện cho phép “sao mới” mở rộng đáng kể chất lượng và vùng “phủ sóng” những dịch vụ chờ trên Internet còn giá trị tổng toàn số cổ phiếu của họ trong hơn năm qua thì tăng gần như 120 lần.
Google trong năm 2005 chi chung cho những công việc đó 484 triệu USD. Đáng quan tâm là Google thoạt đầu đã toan tính mua lại một đối tượng ham thích sát nhập các Công ty khác là Microsoft. Tuy nhiên, không rõ nguyên nhân của việc không có hợp đồng. Coogle thích đưa cổ phiếu của mình ra thị trường chứng khoán còn nhà khổng lồ phần mềm thì bắt tay vào soạn cho mình một cỗ máy tìm kiếm riêng.
Cách làm ăn mới hay chỉ là "bong bóng xà phòng?"
Gần nửa tỷ USD để gia cố và nuốt chửng những Công ty nhỏ hơn và mọi nỗ lực chỉ để đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ phần lớn là miễn phí cho người dùng. Là gì vậy? Cách làm ăn mới của thời đại thông tin hay chi rlà “bong bóng xà phòng” khổng lồ, rỗng tuếch? Nếu trở lại vài năm về trước, có thể nhớ rằng kinh doanh trên Internet bắt đầu từ bán thông tin trực tuyến.
Sau đó, thông tin trở thành miễn phí còn các sites thì kiếm tiền băng quảng cáo, đặt các banner. Tuy nhiên, những dịch vụ cấp tiến hơn như tìm kiếm vẫn trên cơ sở thu tiền. Nếu nhìn Google từ mô hình kinh doanh này thì cách đi của Google có vẻ hợp với khuynh hướng. Những khoản tiền chính Google làm được qua quảng cáo khoảng 6 tỷ USD trong khi phần thu từ các nguồn khác như hợp tác tìm kiếm chỉ là 74 triệu USD.
Xét về cơ cấu thu nhập, Google là một trong những Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong danh mục các Công ty quảng cáo trực tuyến, Google chỉ xếp thứ 227. Thế nhưng, trên Internet, Google không có đối thủ ngang cơ. Những đối thủ cạnh tranh gần với Google nhất là Yahoo? và Microsoft thua Google cả về tăng trưởng lẫn ảnh hưởng bao trùm thị trường Internet. Chiến lược quảng cáo của Google dựa trên hai chương trình Adwords và Adsense. Chương trình thứ nhất trộn quảng cáo và kết quả tìm kiếm. Adsense thì mang lại thu nhập bổ sung cho những chủ nhân của các sites. Nguyên lý của chương trình hoàn toàn không mới, những nhà phát triển banner trên mạng đã từng làm thế nhưng trong trường hợp này, câu chuyện chỉ về các kết quả tìm kiếm văn bản. Một mặt văn bản không mấy ảnh hưởng đến tốc độ tìm kiếm, mặt khác nguồn thông tin khác biệt ở chỗ trùng hợp chính xác với nhu cầu tìm kiếm của công chúng. Tuy nhiên, hệ thống Adsense tạm thời chưa nổi tiếng trước những nhà quảng cáo trên Net và mới chí thường gặp những quảng cáo mang tính xã hội.
Kinh doanh trên tính trung thành
Có được người dùng trên cơ sở cung cấp cho họ những dịch vụ miễn phí, Coogle luôn tìm cách gắn kết họ với những chương trình có trả tiền của Google. Những dịch vụ miễn phí rất tốt, triển vọng và thường không có hình mẫu tương đương. Đáng quan tâm là trong cuộc chiến của các đối thủ, Google áp dụng mô hình kinh doanh mà Microsoft đã áp dụng để chiến đấu với Nescape. Đó là: Khi đưa dịch vụ miễn phí ra với thị trường, về chất lượng, sản phẩm đó phải không được thua kém các sản phẩm có phí dẫn tới (khi đó) cạnh tranh trở nên vô nghĩa.
Ví dụ, dịch vụ thư điện tử Google Mail (Gmail) cho phép sử dụng một "thùng thư” mênh mông thường xuyên được nới rộng. Trên trang chủ của Gmail có máy đếm dung lượng, chỉ mức tăng của thùng thư vào thời điểm có bài báo này là 2,6GB. Dịch vụ thư tín của Microsoft trong trường hợp này thua xa! Hotmai. không hỗ trợ giao thức (protocol) POP3 nên chỉ có thể xài nhờ web- interface hoặc Outlook. Còn Google thì kiếm tiền nhờ Adsense vời những ai làm việc qua web-interface và gia tăng mức trung thành của người dùng thư tín tự do (qua POP3).
Hơn thế, 1/4% Google còn liên tục đưa dịch vụ mới. Có nguồn tin không chính thức về việc trong lòng Công ty đang có một hệ điều hành dùng nội bộ sắp sửa trở thành của chung công chúng. Có những tin về việc thành lập brows -er mới và những hệ thống thanh toán điện tử. Mô hình kinh doanh xâm lược, mà Google sử dụng cho phép Google nhanh chóng loại bỏ hoặc là sát nhập các đối thủ tương đối lớn và cạnh tranh khá cho dù trong Công ty vẫn luôn duy trì chính sách trung thực và cởi mở. Tại thời điểm này, chỉ có Yahoo! và MSN có thể cạnh tranh với Google về khoản tìm kiếm trong khi vẫn có rất nhiều công trình độc lập khác vừa đặc sắc, thú vị và triển vọng.
Mặc cho ảnh hưởng quá lớn của Google, đặc thù kinh doanh trên Internet chưa cho phép kết tội Google "bá quyền". Nhưng, việc Google đang hiên ngang thâu tóm thị trường Internet phương Tây thì vẫn là yếu tố hiến hiện. Chuyện này chỉ hoàn toàn dựa trên khách hàng người dùng trung thành. To Google đã đi vào đời sống như một trong những cụm từ được sử dụng nhiều nhất nơi những người dùng máy tính và Internet.
Muốn làm ăn tốt - Hãy hỏi tôi xem sao!
Thời gian gần đây, Google mở rộng những dịch vụ có trả tiền. Có nguồn khách hàng trung thành rồi, Google bắt đầu làm quen họ vời các dịch vụ có phí một cách có suy tính và rất văn minh. Mỗi người giờ đều có thể đăng ký và nhận chìa khoá Google API cho phép gia công những đề xuất riêng trên cơ sở những dịch vụ của Google, làm thằng những yêu cầu với cơ sở dữ liệu của Google bỏ qua Web-interface. Ví dụ, khi có quyền truy cập thẳng tới hệ thống các dịch vụ, bạn có thể yêu cầu tìm kiếm theo những blog hay tìm hàng hoá trong dịch vụ Froogle, thực hiện bất kỳ loại hình tìm kiếm nào sử dụng bản đồ (Maps) của Google để tìm nhà cửa, bất động sản…
Mọi dịch vụ về nguyên tắc thực hiện dưới định dạng XML và được trình bày xuất sắc với những ví dụ sinh động và hình ảnh của sự việc bất kỳ. Tuy nhiên, hoàn toàn không bất ngờ rằng việc truy cập miễn phí vào các dịch vụ của Google bị cản trở bởi hàng nghìn truy cập tương tự mỗi ngày. Dù thế nào thì Google vẫn đang theo đuổi chiến lược kiếm thêm khách hàng và "chủ nghĩa bá quyền Google" là điều không thể tránh khỏi.
Nguyễn Như Dũng
Theo Tạp chí Tin học & đời sống